Cây chiêu liêu đen

Mã sản phẩm CLC - 5.

1 VNĐ

Danh mục: .

Mô tả sản phẩm

Cây chiêu liêu thuộc loài cây thân gỗ trung bình, rụng lá vào mùa khô, cao từ 10-20cm, đường kính 40-80cm, tán cây phân tầng nhiều cành lá như cây bàng, vỏ thân màu xám nhạt, nứt sâu 4-8mm tạo thành hình chữ nhật không đều, thịt vỏ dày 1,5 – 1,8cm, có nhiều lớp đỏ và nâu xen kẽ khi mới chặt có ít dịch vỏ màu đỏ nhạt, vị chát, cành non nhẵn. Hiện nay cây đang được trồng rất phổ biến tại các khu công nghiệp, khu đô thị, sân vườn, các biệt thư,..cây được trồng với mục đích lấy bóng mát và gỗ.

Cây chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.,1789) tên đồng nghĩa Terminalia reticulata Roth.,1821; Myriobala nuschebula Gaertn., 1790).

Tên khác: Kha tử, chiêu liêu xanh, tiếu, sàng, cà lích (Bana)

Họ: Thuộc họ Bàng – Combretaceae

Tên thương phẩm: Chebulic Myrobalan (E)

** https://cayvahoa.net/cay-cong-trinh/cay-than-go/

cay-chieu-lieu

Hiên nay ở Việt Nam, cây chiêu liêu được phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên, ngoài ra còn được trồng ở các tỉnh miền nam như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang (núi Thất Sơn).

Trên thế giới cây tập trung chủ yếu ở vùng Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Ne pal, Sri Lanka, Myanmar, nhập và trồng tại Singapor, Indonesia.

Cây chiêu liêu thuộc họ Bàng (Terminalia L) là một chi lớn của họ Bàng, tại Việt Nam đã có con số thống kê được 11 loài trong chi này phân bố trên cả nước, trong đấy thì có khá nhiều loài cây quan thuộc và nổi tiếng như: Cây bàng trồng làm bóng mát, cây chò xanh cổ thụ (T.myriocarpa) hàng nghìn tuổi sinh sống trong Vườn Quốc gia Cúc Phương (Thanh Hóa), nhiều loài thực vật này chỉ mọc lên thành các quần thể trong các rừng thưa rụng lá (rừng khộp) hoặc rừng nửa rụng lá ở Tây Nguyên như: chiêu liêu đen (T. alata Heyne ex Roth.), chiêu liêu ổi (T. corticosa Pierre), chiêu liêu nghệ (T. triptera Stapf.), choại (T. bellirica Roxb.). Chúng là nguồn cung cấp tanin và gỗ quan trọng của các kiểu rừng này.

** https://cayvahoa.net/cay-diep-vang/

cay-chieu-lieu-1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Đào hố trồng cây sao cho hố lớn hơn kích thước bầu 30-40cm. Đặt cây đứng, tiến hành lấp đất kín rễ bầu và vun lên cổ rễ để giữ cho cây không bị đổ. Chiêu liêu được trồng thích hợp nhất vào đầu hoặc cuối mùa mưa, cần phải che bóng cho cây non mới trồng. Tưới nước giữ ẩm cho cây, có thể cắt tỉa cành cho phù hợp với không gian trồng và không mất nhiều công chăm sóc, chú ý thường xuyên chăm sóc cây trong 3 năm đầu tiên.

Kỹ thuật gieo trồng cây hiệu quả

Tạo giống cây chiêu liêu ở Việt Nam chưa có tập quán trồng cây chiêu liêu. Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ thì vào khoảng tháng 8-9 khi quả bắt đầu rụng phải đi thu nhặt ngay, nếu không các loài thú sẽ ăn hết, mang quả về phơi khô hoàn toàn sau đó tách lớp vỏ quả khô đi để lấy hạt. Vỏ hạt quá cứng nên có thể xử lý bằng cơ học hoặc hóa học để làm mỏng lớp vỏ hạt, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, nhưng chú ú không được làm ảnh hưởng đến phôi ở trong. Ngâm hạt chiêu liêu trong nước lạnh trong khoảng 36 giờ, không nên gieo thẳng vào hố trồng vì tỷ lệ sống sẽ thấp mà cần gieo trong vườn ươm vào trước mùa mưa, phù lớp đất mỏng lên trên và tưới nước, thường tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 20% . Ngoài ra có thể trồng bằng cành, nhưng kết quả không bằng phương pháp gieo trồng bằng hạt, khi trồng trong rừng phải mở tán đảm bảo cho cây non có đủ ánh sáng để phát triển, nơi thưa quá phải trồng dặm.

cay-chieu-lieu-2

Bạn đang xem giống cây chiêu liêu được trồng rất phổ biến tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu sân vườn, các biệt thự,…Ngoài ra còn có các giống cây thân gỗ khác được trồng trên các đường phố mà bạn có thể xem tại: https://cayvahoa.net

Hotline – Tư Vấn – Báo Giá : 0969.342.102

Zalo:

Thế Giới Cây Và Hoa