Cúc Đà Lạt là một loại hoa trồng khá phổ biến ở Đà Lạt. Các giống hoa cúc được trồng phổ biến ở nơi đây là cúc trắng, vàng, tím hoa cà, cúc đỏ… Chúng mang thương hiệu riêng và chỉ có ở Đà Lạt mới có giống hoa đẹp như vậy. Bởi vậy nó được vận chuyển giống đi khắp cả nước. Bạn có thể liên hệ với shop chúng tôi để có được các giống hạt cúc chất lượng với giá cạnh tranh.
Nếu như bạn đang sở hữu túi hạt giống cúc Đà Lạt thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài biết cách trồng và chăm sóc cúc nhé. Hạt sẽ được xử lý để thúc đẩy quá trình nảy mầm bằng cách ngâm trong nước ấm 40 độ pha cùng dung dịch Atonik theo tỉ lệ ghi trên bao bì trong vòng 4-8 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành gieo hạt trên nền cát mềm. Dùng bình phun xương tạo độ ẩm cho đất cho hạt nhanh lên mầm. Hạt cúc hay bị kiến hoặc mối cắn hạt nên bạn có thể rắc vôi bột sau khi làm đất xong để loại bỏ côn trùng. Bạn cũng sử dụng tấm chắn để tránh ánh nắng trực tiếp trong quá trình gieo hạt và nảy mầm. Sau 2- 3 tuần hạt nảy mầm, đợi khi cây con có từ 2-4 lá thì đem trồng ra vườn hoặc chậu.
Một số yếu tố bạn cần chú ý trong quá trình trồng cúc Đà Lạt
- Nhiệt độ: Cúc Đà Lạt ưa khí hậu mát mẻ nhiệt độ thích hợp nhất từ 15-25 độ C bởi vậy đối với miền Bắc vụ đông là vụ thích hợp nhất
- Ánh sáng: Chúng ưa ưa sáng trung bình thời gian chiếu sáng khoảng 11h/ ngày sẽ cho hoa chất lượng tốt nhất. Để kích thích hoa nở nhanh bạn có thể cắm bóng đèn vào ban đêm để hoa nở đúng dịp.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình là 60-70%, tránh ngập úng gây chết cây.
- Đất trồng cây: Cúc không chịu được ngập úng nên cần phải lên luống cao, cày bừa kĩ.
- Phân bón: Bạn có thể bón phân chuồng hoai mục kết hợp phân NPK theo tỉ lệ theo hướng dẫn
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Bạn có thể sử dụng dung dịch Formol 5% phun tưới đất rồi phủ kín bạt để loại bỏ sâu bệnh trong đất. Sau đó kéo bạt để dung dịch bay hơi hết đi.
Hoa sẽ được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát lúc trời không mưa khi đó hoa sẽ được bảo quản một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!