Cây hoa phù dung

Mã sản phẩm CHPD -14.

200,000 VNĐ

Mô tả sản phẩm

Cây hoa phù dung được nhắc đến trong chuyện cổ tích khi nói về cuộc đời của một nàng tiên nữ xinh đẹp nhưng bạc phận, chuyện tình cảm long đong và hoa phù dung nở cũng được ví như số phận của nàng tiên nữ này. Vì thế, hoa phù dung sáng nở bung trắng tinh khiết thì về trưa sẽ chuyển sáng màu hồng rồi lại hồng đậm, tối đến thì hoa có đỏ thẫm sẽ héo tàn.

Những bông hoa phù dung rất đẹp và độc đáo chúng sẽ nở liên tục từ mùa sương giáng cho đến hết mùa đông. Chúng ta sẽ thấy được những bông hoa to đẹp, mọc đơn độc hoặc tạo thành nhiều nơi, khi mới mở thì mỗi buổi sáng sớm hoa có màu trắng ngần tinh khiết. Nhiều người đang ưa chuộng trồng làm cây cảnh sân vườn với những ý nghĩa vô cùng độc đáo và những công dụng tuyệt vời cho nhiều người mê say.

Đặc điểm hình thái của cây hoa phù dung

Cây phù dung là một trong những loại cây thường mọc hoang dã, được trồng chủ yếu để làm cảnh với cái tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., trong dân gian vẫn luôn thường gọi là Mộc Liên, Sương Giáng, Địa Phù Dung,...

Chiều cao của cây phù dung nhỏ khoảng chừng từ 2m - 5m, cành có long hình sao ngắn, vỏ và thân có nhiều lớp xơ sợi. Các lá thường mọc cánh nhau, xẻ 3 thùy - 5 thùy hình thù như bàn tay rộng khoảng 10-20cm. Ở các mặt lá đều có lông và mép lá thì có răng cưa khía cạnh, cuống lá hình tim, đường kính lên tới 15cm, mặt dưới lá thường nhiều lông hơn, 5 thùy sẽ có 3 cạnh ngắn và 7 gân chính. Các bông hoa sẽ chia làm 2 loại đơn, kép: Hoa đơn thường có 5 cánh, hoa kép thường có nhiều cánh hơn và bản chất của chúng là cánh xốp nhìn giống những bông hoa giấy dễ thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều. Trong mỗi cánh hoa đều có chất anthooxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí, kích thước hoa dài từ 10cm - 15cm là giống Rubra màu đỏ. Quả nó có lông màu vàng nhạt, hình cầu, hạt trứng và có nếp nhăn nhỏ mang lông dài.

Công dụng tuyệt vời của những bông hoa phù dung

Hoa phù dung không chỉ có công dụng để làm cảnh mà con chữa bệnh được. Chúng ta có thể sử dụng vỏ thân để bện thừng, dệt vải làm giấy, các lá tươi hoặc lá khô thì có thể làm thuốc.

Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết trong hoa phù dung có chứa các chất như: Anthocyanin, Isoquercitrin, Hyperin, Hyperoside, Rutin, Quercitin-4'-glucoside, quercimeritrin, Spiraeoside,....trong y học Cổ Truyền cho biết: Trong hoa phù dung có vị cay, tính bình chức năng để thanh nhiệt, giải độc làm lương huyết chỉ huyết, mát huyết và cầm máu nhanh, tiêu thủng chỉ thống giảm đau, phù thủng giúp thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ) được các nhà sách thuốc cổ như: Bản thảo cương mục, bản thảo đồ kinh, bản thảo câu chân có thể trấn nam bản thảo, sinh thảo dược tình dị luận,...để sử dụng chữa các chứng bệnh như: Ung thũng, mụn, lở loét, các vết bỏng, phế nhiệt, thổ huyết và băng lậu, bạch đới,.....

Ở trong lá phù dùng có thể giải độc, mát gan, thanh nhiệt. Vì thế người ta thường hái là vào mùa hè để phơi khô trong các bóng râm để sắc uống. Còn hoa thì được hái ào mùa hoa nở, những bông hoa khi phơi trong bóng râm hoặc sấy khô thì có thể chữa được các bệnh mụn nhọt, tiêu sưng,...

Sự tích của những bông hoa phù dùng có thể bạn chưa biết

Trước kia người ta vẫn luôn nói rằng: Một nàng tiên nữ có tên "Phù Dung" nàng rất xinh đẹp, nhưng vẻ mặt của nàng thì lúc nào cũng có nét u buồn, vương mẫu cảm thấy rất phiền lòng nên cho nàng 1 ân huệ là đi chu du ở khắp nơi để quên đi hết phiền não tại thiên cung. Tuy nhiên, khi xuống trần gian thì nàng được ngắm nhìn non nước, với những cảnh đẹp giúp nàng quên đi hết những ưu phiền. Phù Dung đã hòa mình vào thiên nhiên mãi u sầu nàng đã đánh mất lá bùa phu thiên để quay về trời. Cũng đúng lúc đó nàng đang cảm thấy bất lực thì có một anh chàng thợ săn có tên "Đồng Tâm" chàng đã rủi lòng thương và đưa Phù Dung về nhà.

Khi ở nhà của Đồng Tâm nàng đã cảm hóa được chàng chai không săn thú rừng nữa và nàng còn chữa khỏi được bệnh cho mẹ của Đồng Tâm. Kể từ đó, 2 người đã nảy sinh tình cảm và sống với nhau rất hạnh phúc mà quên đi việc của thiên đình. Khi hết thời hạn Phù Dung trở về thiên đình nàng để lại chàng một viên ngọc để họ có thể luôn nhớ về quá khứ của nhau trong 20 năm. Khi mà phù dung đã quay lại trần gian thì nàng mang theo hình hài của nam nhi và biết chàng đã có vợ và 2 con. Thế nhưng, 2 người đã nhận ra nhau vẫn thường lén lút gặp nhau rồi dần dần vợ chàng phát hiện được vì quá thương con nên chàng đành phải đoạn tuyệt với Phù Dùng. Sau đó, vì quá đau khổ Phù Dung đã chết, linh hồn nàng được lưu lạc ở khắp trần gian và hóa thành những bông hoa phù dung thật xinh đẹp.

Khi biết được sự tích của hoa phù dung nhiều người đã rất yêu thích, mang về trồng làm cảnh tại sân vườn. Khả năng sinh sống của cây cũng rất tốt, và cách trồng cực kỳ đơn giản. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách trồng dưới đây:

Cách trồng cây hoa phù dung

Thuộc loại cây ưa ánh sáng, cần phân và có khả năng chịu được ẩm, bóng bán phần và thích hợp với các loại đất pha cát, khả năng thoát nước nhanh thì chúng ta có thể trồng ở thời tiết mưa phùn để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng cao. Tuy nhiên, mỗi mùa sinh trưởng của cây chúng ta cần bón từ 1 - 2 lần phân, mỗi lần sử dụng phân lân để bón thúc.

Khi trồng cây hoa phù dung trong chậu thì cần phải tỉa cành khi ra hoa. Đặc biệt, luôn giữ đất trong chậu hơi ẩm cây không bị héo và nhanh chết. Cây phù dung thích hợp trồng ở ngoài vườn, mùa đông thì nên cắt hết cành, mùa xuân thì đắp thêm đất thì các cành già sẽ mọc thêm cành mới.

Nếu bạn đang muốn nhân giống cây thì có rất nhiều phương pháp như: Giâm cành, tách cây hoặc chiết cành. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên chọn phương pháp giâm cành vào mùa thu khi lá phù dung đã rụng hết, cắt thành từng đoạn dài 15 - 20cm bó thành bó cho vào đống cát qua đông đến mùa xuân thì lấy cành giâm ra gieo vào luống. Lúc này cành đã nhô ra được khoảng 10cm, tỷ lệ sống đạt 95%. Sau đó trồng vào đất có phân, một tuần tưới nước lần sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh và cho hoa rất nhanh trong năm.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mua cây sẵn hãy liên hệ ngay: 0969 34 2102 để được tư vấn!

Hotline – Tư Vấn – Báo Giá : 0969.342.102

Zalo:

Thế Giới Cây Và Hoa