Mô tả sản phẩm
Cây huyết dụ là một loài thực vật có hoa trong họ Măng Tây, chúng có tên khoa học: Cordyline fruticosa var.tribcolor.
Cây huyết dụ được biết đến trong các khuôn viên nhà, trường học, đường phố, công viên hay những khu du lịch,...chúng có màu sắc rất sặc sỡ nên chúng thường được trồng trong những bồn cây, tạo thảm hay được trồng dọc lối đi, loài cây này còn có khả năng chịu được bóng bán phần nên có thể trồng trong chậu để làm trang trí nội thất ở những văn phòng làm việc, nhà ở,...
** https://cayvahoa.net/cay-canh-phong-thuy-trong-phong-khach-thu-hut-tai-loc/
Điểm nổi bật về loài cây huyết dụ
+ Với đặc điểm là cây bụi thường xanh với một tấm thân nhiều đốt, sẹo như loài họ cau, dừa thì chúng cũng không phân nhanh nhiều có có chiều cao lên tới 3m.
+ Lá thường mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy nhìn có hình lưỡi kiếm, cuống dài có bẹ và rãnh ở trên mặt của những chiếc lá. Chiều dài của là từ 30cm - 50cm, rộng khoảng 10 cm- 15cm gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng có thể có màu xanh hoặc đỏ tía kết hợp với nhau. Ngoài ra còn có các màu kết hợp khác như: tím, đỏ, vàng, trắng.
+ Những cụm hoa huyết dụ thường mọc ở ngọn, thanh thành từng chùm xim, thùy phân nhánh dài khoảng 30cm - 40cm, mỗi nhanh mang những bông hoa màu trắng, ở phía mặt ngoài màu tía với kích thước 1.25cm, 2 lá đài thuôn nhọn, 3 cánh hoa hơi thắt lại ở giữa, 6 nhị thò ra ngoài tràng, 3 ô bầu.
+ Quả có hình cầu nhìn rất mọng.
+ Mùa hoa và quả của cây thường vào tháng 12 -1
Cây huyết dụ người ta có thể dùng cành để giâm bằng cách cắt một phần từ 7-12 cm của thân cây trưởng thành loại bỏ các lá và giâm xuống đất. Các mắt trên thân cây sẽ phát triển thành các chồi lá. Chúng thuộc nhóm cây ưa ánh sáng và có khả năng được bóng bán phần, nếu trồng ở những nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ thì cây cầnần nhiều nước, còn nếu trồng ở điều kiện ít ánh sáng thì màu sắc của lá không sặc sỡ. Chính vì vậy, nên đặt cây ở những vị trí có đầy đủ ánh sáng để làm tăng khả năng sinh trưởng cho cây. Vào mùa đông hanh khô thì nên giữ độ ẩm tương đối cho cây.
Huyết dụ được (L) A.Chev mô tả khoa học đầu tiên năm 1919 một cây thảo dược quý với nhiều công dụng trong y học như sau:
- Chúng chữa được chứng bệnh sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da)
- Tác dụng cầm máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da và chữa các loại chảy máy kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu.
- Sử dụng huyết dụ để chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lỡ loét ra máu.
- Chữa bệnh đi tiểu ra máu bằng cách lấy 20g lá huyết dụ tươi, rễ cây rang 10g, lá lẩu 10g, lá cây muối 10g, lá tiết dê 10g, tất cả cho vào chậu nước rửa sạch sau đó giã nát vắt lấy nước cốt uống.
- Các bệnh vết thương hay phong thấp đau nhức thì dùng là huyết dụ tươi cả lá, hoa và rễ 30g, huyết giác 15g, sắc uống 1 ngày thang chia làm 2-3 lần uống.
- Người ta chữa rong kinh, băng huyết bằng cách: Dùng 20g lá huyết hụ tươi, rễ có tranh 10g, đài của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g thái nhỏ cho vào 300ml nước sắc lên còn 100ml thì lấy ra uống chia làm 2 lần trong ngày.
- Chữa bệnh kiết lỵ bằng huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g cho tất cả vào giã nát vắt lấy nước cốt uống trong ngày chia làm 2 lần.
Ngoài những công dụng trên thì cây còn được sử dụng khá phổ biến trong việc làm cây trang trí nội thất. Bởi chúng sở hữu màu sắc khá sặc sở rất thu hút tầm mắt nên thường được chọn trồng cảnh quan nhà ở, công viên, đường phố, trường học,.....nhiệm vụ của cây làm tăng thẩm mỹ cho không gian trở nên sinh động hơn.
=> Nếu bạn tìm chậu cây huyết dụ hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!
Hotline – Tư Vấn – Báo Giá : 0969.342.102
Zalo: