Cây trầu bà giúp có khả năng hút khi độc từ các tác nhân có khả năng bức xạ nhiệt như tivi, tủ lạnh, điều hòa và nhiều chất hóa học tẩy rửa có trong gia đình của bạn.
*** Sử dụng cây hương thảo đuổi muỗi
cây trầu bà có độc không ?
Người ta gọi trầu bà bởi lẽ nó hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình tim. Trầu bà được chia làm 2 loại: loại có lá xanh và loại có lá đốm vàng. Trầu bà có hoa hình mo với cuống ngắn. Trầu bà phát triển với tốc độ nhanh, ưa nơi râm mát, thích nghi với môi trường nhiều nước. Một đặc điểm khác biệt so với các loại cây khác là trầu bà có thể sống được cả 2 môi trường nước và đất.
Với hình dáng và cách phát triển dạng thân leo nên trầu bà thích hợp với trồng trong giỏ treo để cành buông thõng trông mềm mại mà uyển chuyển. Trung bình người ta thường tiến hành tách bụi khi cây trầu bà đạt kích thước trung bình 30cm. Bạn có thể dùng trầu bà để trang trí tại nhà hàng, khách sạn, tại các tiền sảnh lớn, văn phòng...
Cây trầu bà có rất nhiều ý nghĩa. Người ta vẫn tin rằng trồng một chậu trầu bà trong nhà sẽ mang đến sự may mắn, bình yên, thuận lợi trong con đường học tập và công danh… cho gia chủ. Ngày nay ngoài ý nghĩa trong phong thủy trầu bà còn được dùng làm nguyên liệu để trang trí cho giỏ hoa của bạn.
Với khoa học ngày càng hiện đại và tiến tiến, cây xanh đang dần bị thay thế bởi các cụm cột đèn, đường cao tốc trên cao… khiến môi trường ngày càng ô nhiễm. Việc trồng trầu bà giúp thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ ung thư ngày càng gia tăng.
Bởi nhiều lý do như vậy mà trầu bà đang càng được nhiều ưa chuộng. Người ta trồng phổ biến chúng từ những thập niên 70. Sức sống mãnh liệt, khả năng loại bỏ chất độc hại, ý nghĩa về phong thủy, bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần con người, vậy hãy nhanh tay lựa chọn cho mình một giỏ trầu bà bạn nhé.
Một số lưu ý khi trồng trầu bà
- Chúng cần một lượng nước tương đối nhiều
- Phát triển tốt ở điều kiện nơi râm mát
- Khi trồng trong môi trường nước cần thay nước thường xuyên tuần một lần
- Thưởng xuyên cắt tỉa lá, rễ bị vàng, thối.
Giống cây này hút monoxide de carbonne rất hiệu quả (75%), và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde.
Bạn có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Ngoài tác dụng tích cực hữu ích của cây trầu bà thì theo phân tích khoa học: lá và thân cây có chất Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải. Do đó lưu ý để cao khi trong nhà có trẻ nhỏ. Điều này giải đáp thắc mắc của khách hàng khi hỏi cây trầu bà có độc không ?