Mô tả sản phẩm
Cây thông ba lá thuộc dòng cây gỗ lớn, thân thẳng đứng chiều cao từ 20 đến 30(45)m với đường kính lên tới 50-70(-100)cm, vỏ dày nứt thành những rãnh sâu, màu nâu đen. Những cành nhỏ thường có màu vàng nhạt, màu phấn trắng lá hình kim, họp thành từng túm 3 lá. Hiếm khi có 2 hoặc 4 lá, chiều dài của lá thông ba lá dài tư 10-, 12-21(-25)cm, mảnh, mềm và màu xanh sáng.
Trong tự nhiên chúng ta thường thấy cây sinh trưởng ở các khu vực có độ cao từ 300m đến 2.700m. Song cây thích hợp nhất ở độ cao từ 1000 đến 1500m. Thông ba lá phân bố chủ yếu ở một số khu vực có độ cao trên 1.000m tại Tây Nguyên: Lâm Đồng, Gia Lai,....
Đôi nét về Cây thông ba lá
Tên thường gọi: Cây thông ba lá
Tên khác: Xa nu, xà núi (Tây Nguyên), Ngo (Đà Lạt), tòng thú (Mèo- Lai Châu)
Nguồn gốc:
Ở Việt Nam 90% diện tích thông ba lá ỏ cao nguyên Langbian, độ cao từ 1000 đến 1800m. Tuy nhiên, loài cây này cũng có thể mọc ở độ thấp hơn 800 đến 1000m trên cao nguyên Di Linh. Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài cây thông ở Việt Nam. Cây mọc ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Kontum,...chủ yếu tập trung ở cao nguyên Lang Bi-an.
Đặc điểm hình thái của cây thông ba lá
Cây thông ba lá chủ yếu phân bố rộng và đa dạng về các đặc điểm hình thái. Cây cho sinh thái cũng như năng suất và phẩm chất nhựa. Cũng chính vì vậy mà đã bị mô tả dưới hai tên gọi khác nhau. Pinus insularis Endl, Pinus khasya Royle ex Hook cùng là một loài Pinus kesiya Royle ex Gordon việc tu chỉnh tên khoa học chính xác của loài thông ba lá mang tính khoa học. Nên hầu hết các nhà phân loại thừa nhận, nguồn gốc gen quý, đa dạng vì việc nghiên cứu tính đa dạng trong loài. Cây thông ba lá không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn giá trị thực tiễn cao.
Thông ba lá có nón đơn tính cùng gốc, nón cái hình trứng. Thông ba lá dài (4-)5-8(-10)cm gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn dài nhất chỉ khoảng 10 mm. Hạt thông ba lá nhỏ có cánh mỏng, dài 1,5-2,5 cm.
Thông ba lá thích hợp với các khu vực có nhiệt độ trung bình năm khoảng 15-200°C. Tổng lượng mưa khoảng 2.000-2.500mm vào mùa khô ngắn, chúng ưa đất nhiều mùn, tương đối ẩm, chua (pH 4,8-5,5) phong hóa trên đá mẹ hoa cương, gnai, phiến thạch, phiến thạch mica, sa thạch,...có khả năng thoát nước tốt, quang đãng và được chiếu sáng đầy đủ, không thích ứng với đất kiềm.
Kỹ thuật trồng va chăm sóc cây thông ba lá
Thông thường cây thông ba lá trong bầu, đem cây con ở miền Bắc khi 4 đến 6 tháng tuổi, miền Nam 6 -9 tháng cây cao 15 - 20 cm. Đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4 cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu bệnh, vỏ bầu bằng PE thủng đáy, rộng 6-7cm, cao 11-12 cm. Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của rừng thông ba lá. Đất phải đập nhỏ trộng với 1% supe lân, nơi không có rừng thông ba lá thì lấy đất ở tầng mặt (0-30cm). Trên có thực bì là cây tế guột (75%) phân chuồng ủ với lân supe hoai mục (24%) + Supe lân đập nhỏ (1%).
Cách thức gieo trồng
Thời vụ gieo hạt vào vụ thu động hoặc mùa xuân. Hạt trước khi gieo phải xử lý. Ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% trong 30 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó ngâm hạt trong nước 45°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6 giờ vớt ra rửa sạch. Bạn để ráo nước cho vào túi ủ trong vòng 3 đến 5 ngày. Hàng ngày lấy ra rửa chua 1 lần bằng nước 30°C. Thay túi cho đến khi nứt nanh 30% số hạt thì đem gieo trực tiếp trong bầu. Mỗi bầu 2 hạt nhiều nơi người ta gieo trên luống đất hoặc trong nhà thúc mầm với mật độ rất dày khoảng 1kg hạt/ 1-3m2 để tạo mầm. Cây mầm mọc cao khoảng 2 - 3 cm thì đem cấy vào bầu.
Cách chăm sóc
Chế độ chăm sóc cây thông ba lá định kỳ 15-20 ngày xới phá váng 1 lần. Cây xấu tưới thúc 2-3 lần, mỗi lần trong khoảng 0,2 kg Ure6 + 0,1 kg kali + 0,2 kg lân supe hòa cùng 60-80 lít nước. Tưới cho 10m2 bầu ươm, tưới phân xong. Phải tưới lại bằng nước lã để rửa lá, ngừng chăm bón trước khi trồng 1 đến 2 tháng.
Hotline – Tư Vấn – Báo Giá : 0969.342.102
Zalo: