Mô tả sản phẩm
Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Itay tên là Marco Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là cây nha đam hay còn gọi là lô hội. Từ Trung Hoa cây nha đam được di chuyển sang Việt Nam trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill,..1768 và Aloe vera L,..1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill.,1768).
Khu vực phân bố chủ yếu: Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Chính vì thế chúng được trồng rải khắp Việt Nam để vừa làm thuốc, vừa làm cây cảnh.
Tên thường gọi: Cây nha đam
Tên gọi khác: Cây lô hội , long tu, lưu hội, long thủ,...
Tên khoa học: Aloe vera L. hoặc Aloe ferox Mill
Họ thực vật: Asphodelaceae
Đặc điểm nổi bật của cây nha đam
+ Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn.
+ Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm.
+ Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 - 60 cm.
+ Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò.
+ Quả nang chứa nhiều hột.
Công dụng của cây nha đam với đời sống hàng ngày
Người ta đã phát hiện ra chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Chúng có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả. Trong dân gian thì nha đam còn được xem là phương thuốc làm lành cho da tự nhiên rất hữu hiệu, khi thoa một lớp gel lên da thì các vết thương bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục. Cây nha đam có mong nước, mang màu xanh tươi mát có thể trồng trong chậu, làm cây trang trí hay để bàn, để ban công, trồng trong vườn mang thẩm mỹ cho không gian.
+ Chống mỏi mắt: Nếu bạn đang mỏi mắt, thâm quầng mi mắt nặng chỉ cần dùng một nhánh nha đam gọt lớp vỏ xanh bên ngoài, sau đó lấy phần trong đắp lên mắt trong vòng 15 phút bạn sẽ cảm giác được dịch trong lá của nha đam làm dịu đôi mắt và vùng thâm quanh mắt sau một thời gian.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nha đam có tác dụng kháng khuẩn mà người ta đã chứng minh gel có tính năng sát khuẩn và gây tê. Ngoài ra, nha đam còn dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng, có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn giúp máu ngoại vị lưu thông tốt, bào chế nhũ dịch từ nha đam để chế các loại thuốc trị Eczema chữa các loại mụt chốc lỡ, nó có tác dụng làm nhanh lên da non ở vết thương, ở dịch tươi của nha đam còn có tính kháng khuẩn lao (invitro).
+ Tác dụng xổ, nhuận trường: Trong thời kỳ xa xưa Hypocrate đến Hải thượng Lãn Ông đã biết đến tác dụng nhuận trường, nhuận gan và điều kinh của nha đam liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan. Ở pháp người ta có khoảng vài chục biệt dược thành phần có chứa Aloès tác dụng nhuận trường, xổ.
Ngoài ra, cây nha đam còn còn có công dụng rất hữu ích như làm đẹp, trị mụn, trị bệnh ngoài ra, trị viêm loát dạ dày, làm lành vết thương, làm mát da, tái tạo da, giúp tóc trở nên mượt mà hơn, chống béo phì, điều trị bệnh xơ gan cổ chướng, bệnh tiểu đường và cao huyết áp,...
** https://cayvahoa.net/cay-huong-thao/
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
Chuẩn bị chậu trồng và đất trồng sau đó bạn cho đất trồng vào chậu và chỉ cầnần đặt một chiếc lá nha đam nằm ngang trong chậu sao cho một bên gân lá hướng lên trên và một phần lá vùi xuống dưới một lớp đất.
Để nha đam có thể sống và phát triển mạnh mẽ thì khâu chăm chăm rất quan trọng mà bạn cầnần chú ý một số lưu ý như sau:
+ Thi thoảng tưới nước cho cây nhưng không nên tưới quá nhiều nước sẽ không thoát kịp và ứ đọng trong đất khiến cây sẽ bị úng.
+ Không nên để chậu cây nha đam tắm mưa khi nó chưa nhú rễ.
+ Cho cây tắm nắng bằng cách để chậu mới trồng ra ngoài ánh sáng nhẹ, tuyệt đối không để ra ngoài lúc trưa vì ánh nắng quá mạnh sẽ khiến chiếc lá nha đam héo rũ và chết.
Cần biết thêm thông tin chi tiết các bạn liên hệ: 0988 580 657 để được hỗ trợ!